Thi công bãi tiếp địa – Chống sét Quảng Ngãi

!slideshow_deploy!

Thi công tiếp địa là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình thi công chống sét đảm bảo an toàn cho các công trình, nhà cửa…Vì thế, sự chuyên nghiệp trong quá trình thi công là cần thiết cho những ai đang có nhu cầu.

Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét nào. Hệ thống tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các kim thu sét, các thiết bị bảo vệ xuống tổ đất tiếp địa công tác và tiêu tán năng lượng các xung này. Nếu thi công tiếp địa không tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh hoặc bị tác động bởi dòng sét lan truyền vào mạng điện, các loại dây dẫn gây hậu quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.

thiet bi chong set quang ngai 011

Cấu trúc chung của hệ thống đất chống sét:

Một hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc đồng hoặc cọc sắt mạ đồng được chôn sâu trong lòng đất. Tùy thuộc vào địa hình khác nhau  mà độ sâu đóng các cọc khác nhau. Chiều dài của cọc tiếp địa thông thường 2.4 m, phi 14 -16 – 20. Các cọc được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lưới tiếp địa trong lòng đất, có điện trở phù hợp với yêu cầu chống sét của công trình, cọc có thể được chôn theo hình chữ M, tam giác hoặc theo một đường thẳng, mỗi cọc cách nhau thường từ 3 – 5m.

Dùng các dây cáp đồng trần với tiết diện M70/ M50 để nối với các cọc tiếp địa. Ngày nay, để đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống, liên kết giữa dây dẫn thoát sét với cọc tiếp địa thường sử dụng bằng phương pháp hàn hoá nhiệt (Cad – Weld) thay vì dùng kẹp nối hay hàn hơi như trước kia. Để giảm tối đa điện trở cho hệ thống tiếp địa , đổ hóa chất tiếp địa GEM vào trong các hố sau khi chôn cọc xuống đất thì, rãnh chứa cáp liên kết tiếp địa.

Sử dụng các bảng đồng đẳng thế để làm điểm kết nối trung gian giữa các thiết bị chống sét với hệ thống tiếp địa.

thiet bi chong set quang ngai 013

Để thi công bãi cọc tiếp địa thường sử dụng 2 phương án sau:

·  Phương án 1: Đào các hố rộng khoảng 50 – 80cm và sâu cách mặt đất 40 – 60cm, đóng các cọc tiếp địa sâu cách mặt đất khoảng 50cm, dùng dây tiếp địa đồng trần M70/ M50 để kết nối các cọc với nhau bằng mối hàn hóa nhiệt. Khoảng cách giữa các cọc tiếp địa đảm bảo ≥ 3m. Đổ hóa chất tiếp địa GEM vào trong các hố, rãnh tiếp địa để làm giảm điện trở đất. Hoàn trả mặt bằng sau khi thi công xong.

·  Phương án 2: Khoan lỗ sâu trực tiếp tại các vị trí định sẵn để thả cọc tiếp địa. Dùng dây tiếp địa M70/M50 để kết nối các cọc với nhau bằng mối hàn hóa nhiệt. Khoảng cách giữa các cọc tiếp địa đảm bảo ≥ 3m. Đổ hóa chất tiếp địa GEM vào trong các hố tiếp địa để làm giảm điện trở đất và hoàn trả mặt bằng sau khi công.

Trong nhiều trường hợp, điện trở của lưới tiếp địa quá cao cho dù đã gia tăng thêm số cọc đóng vào lòng đất. Để có thể đạt điện trở đất như mong muốn, trong kỹ thuật chống sét sử dụng các loại hoá chất làm giảm trở kháng đất (GEM). Đối với 1 hệ thống tiếp địa thông thường, điện trở đất yêu cầu dưới 10Ω là đạt.

Hoá chất giảm điện trở đất (GEM – RESLO – POWERFILL): Đây là hoá chất với thành phần chính là bột than chì, xi măng pooclăng . .  trộn lẫn với nhau trong nước, khi đổ lên vùng chôn các điện cực sẽ tạo nên một lớp keo hồ (GEM) đồng nhất. Chính vì thế nó không bị rửa trôi giống như muối tro và tồn tại trong đất nhiều năm. Hợp chất này tỏ ra đặc biệt thích hợp ở những vùng đất trung du, đồi núi của Việt Nam.

      

Hóa chất làm giảm điện trở GEM – RESLO – POWERFILL

Mối hàn hoá nhiệt (Cad – Weld): Là công nghệ tiên tiến, dựa vào phản ứng nhiệt nhôm, có nhiệt độ nóng chảy cao trên 2000 C, được hàn bởi khuôn hàn nên có độ thẩm mỹ cao, đồng nhất về khối, không có khiếm khuyết dị tật, bởi vị trí được hàn được nóng chảy hoàn toàn, các xỉ than và phụ gia hàn được nổi lên trên. Nên nó có ưu điểm hơn so với các loại hàn hơi, hay kẹp cáp thông thường là tránh được sự ăn mòn điện hoá giữa các kim loại được nối với  nhau, độ thẩm mỹ cao, khả năng tiêp xúc tốt và bền về cơ học.

Thuốc hàn hóa nhiệt EXOWELD

Hàn hóa nhiệt EXOWELD – LEEWELD – KUMWELL

Hệ thống tiếp địa thường được bố trí gần công trình. Trong điều kiện bất khả kháng thì mới đặt xa công trình, khi đó phải tham khảo thêm các tiêu chuẩn về điện trở đất. Sau khi hoàn thành hệ thống này, dây dẫn nối hệ thống tiếp địa với bảng đồng đẳng thế, đây là nơi trung gian để liên kết với hệ thống kim thu và các thiết bị chống sét.

Yêu cầu của hệ thống tiếp địa sau khi hoàn thành  phải có giá trị điện trở đất phải phù hợp với các tiêu chuẩn của ngành, của nhà nước, của nước sản xuất thiết bị.

Đẳng thế hệ thống đất:

Một công trình có thể bao gồm nhiều hệ thống tiếp địa: Hệ thống đất trực tiếp, hệ thống đất chống sét lan truyền, hệ thống đất công tác (nối mass). Để đảm bảo cân bằng điện thế, tránh xảy ra hiện tượng chênh lệch điện thế giữa các hệ thống mass làm phá hỏng thiết bị điện tử cần phải thực hiện nối đẳng thế các hệ thống tiếp địa. Nhưng việc nối đẳng thế bằng các dây dẫn thông thường có thể gây rủi ro do nếu dòng điện sét quá lớn gây ra hiện tượng dòng điện sét lan truyền từ hệ thống đất qua đường đẳng thế xâm nhập vào thiết bị làm cho thiết bị cắt sét bị đánh ngược, làm tăng đột biến điện áp gây hỏng máy móc, thiết bị. Để khắc phục hiện tượng này, ta sử dụng các van đẳng thế để nối các hệ thống tiếp địa, thiết bị này làm việc như một biến trở cực lớn tăng điện trở tối đa, phân cách khi mức xung sét tại tổ đất trực tiếp là quá cao đến một giới hạn nhất định.

Mọi chi tiết xin liên hệ thiết bị chống sét Quảng Ngãi – An Thành – Địa chỉ 568 Quang Trung TP Quảng Ngãi – ĐT 0909070905

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *