Trainning

1.Thực trạng đào tạo kỹ sư thiết kế tủ điện công nghiệp

 Tủ điện điều khiển thuộc loại tủ điện công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong nền công nghiệp. Một kỹ sư tự động cần am hiểu, nắm chắc quy trình lắp đặt và vận hành tủ điện. Sau đây là thực trạng về việc đào tạo kỹ sư thiết kế tủ điện sau khi ra trường.

Như chúng ta đều biết, trong bất kỳ một dây truyền sản xuất nào trong ngành công nghiệp, ngay cả điện dân dụng, tủ điện luôn là thiết bị được sử dụng nhiều nhất.

Đối với việc lắp ráp tủ điện, kể cả các loại tủ chuyển đổi nguồn AST, tủ điều khiện động cơ khởi động sao/tam giác hay tủ điều khiển động cơ sử dụng biến tần … về cơ bản cũng tuân theo những quy trình nhất định

 

Việc đầu tiên ta cần chú ý đến là chọn đúng chủng loại , số lượng và những thiết bị gì cần cho loại tủ mà ta cần sản xuất. Bên cạnh đó cần cố định, xác định xem hệ thống thiết bị lên bảng thực hành. Ngoài ra cần đọc và phân tích sơ đồ nguyên lý, lắp đặt tủ điều khiển theo sơ đồ. Và các bước khác mà trong quá trình thực hành bạn có thể tích lũy kinh nghiệm trong thực tế.

Thực tế cho thấy, rất nhiều bạn kỹ sư tốt nghiệp từ các trường trọng điểm, chuyên ngành kỹ thuật điện, thiết kế tủ điện công nghiệp, chuyên sâu và các loại tủ điều khiển nhưng khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc. Rất nhiều nơi từ chối việc nhận kỹ sư kỹ thuật điện mới ra trường.  Về mặt lý thuyết ta học được 5 năm, nhưng khi thực hành rất khó cho việc tiếp cận và có thể bắt tay ngay vào công việc.

Để giải quyết vấn đề này, có khá nhiều các khóa học chuyên đào tạo từng mảng chuyên sâu về tủ điện công nghiệp, giúp các bạn tiếp cận với thực tê, nâng cao tay nghề. Tuy các trung tâm mở ra thường nhấn mạnh có thể giúp học viên nắm bắt nguyên lý, cách làm việc của các thiết bị điện, tiếp thu lý thuyết và thực hành nhanh nhất. Nhưng các bạn cũng cần tỉnh táo đầu tư vào những nơi uy tín nhất.

2. Tại trung tâm đào tạo của công ty có nhiều thiết bị để sinh viên, Kỹ sư có thể làm quen tiếp xúc với các thiết bị điện công nghiệp như Contactor, timer, relay, biến tần, động cơ, thyricto, các cảm biến công nghiệp: cảm biến quang, cảm biến lực, cảm biến áp suất…. Thiết bị giao tiếp giữa người và máy màn hình HMI.

3. Là Một kỹ sư tự động hóa ngoài thiết kế tủ điện, hiểu biết về phần cứng còn một kỹ năng không thể thiếu đó là kỹ năng lập trình và điều khiển PLC. Nếu thiếu kỹ năng này thì không thể xây dựng một hệ thống tự động. Tự động hóa đang từ ngày đi vào đời sống sản xuất. Việc lập trình tự động hóa, cải tạo dây chuyền là một yêu cầu không thể thiếu trong thời đại công nghiệp ngày nay. Chính vì vậy các bạn sinh viên, các kỹ sư mới ra trường phải trang bị cho mình các kỹ năng này. Các bạn sẽ tự tin hơn khi trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết khi tham gia phỏng vấn. Cơ hội của các bạn sẽ cao hơn so với các ứng viên thiếu các kỹ năng này.

4 Hướng dẫn kết nối S7-200 với wincc qua OPC

5. Đến với chúng tôi bạn sẽ được đào tạo những gì?

A Phần Cứng:

  • Thiết kế tủ điện.
  • Đấu nối và thực hành biến tần.
  • Làm quen với các thiết bị điện công nghiệp: sensor, relay, Contatctor, bộ điều khiển nhiệt độ, thermocoup

B Phần mềm:

  • Lập trình trực tiếp trên PLC S7-200, CPU 224.
  • Lập trình trên Mitsubish PLC F1n-20MT.

  • Lập trình trên PLC delta DVP 20SX2.

Đây là 3 dòng PLC phổ biến trong các phân xưởng sản suất ở Việt Nam. Khi thành thạo 3 loại PLC này thì bạn có thể lập trình trên các dòng của Seimen, Mitsubish và delta

Ngoài ra tại trung tâm có còn các bài tập nâng cao:

  • Kết nối với PLC s7-200 và màn hình samkoon SK07BE

 

  • Kết nối PLC delta DVP 20SX2 với màn hình DOP B07s411

  • Kết nối S7-200 với wincc.